Giới thiệu truyện
Kỷ Sơ Hoà xuyên không trở thành nữ chính trong một cuốn tiểu thuyết ngược thân. Theo cốt truyện, nam chính không quên được "ánh trăng sáng" đã rời đi nên chọn nữ chính – người có vài nét giống ánh trăng ấy – làm thế thân. Vì là truyện ngược, nữ chính phải chịu đủ mọi đau khổ: bị anh em của nam chính sỉ nhục, bị mẹ anh ta dùng tiền làm nhục, và cuối cùng, bị chính ánh trăng sáng từ nước ngoài trở về hãm hại. Sau những chuỗi ngày đau khổ cả thể xác lẫn tinh thần, nữ chính qua đời, để lại nam chính sống trong day dứt suốt đời.
Kỷ Sơ Hoà: “?”
Truyện ngược mà chỉ ngược mình? Không, cô không chơi!
Kỷ Sơ Hoà quyết định phá vỡ cốt truyện. Khi nam chính dẫn cô đi gặp hội anh em, có người uống rượu rồi buông lời sỉ nhục: “Người này so với tình cũ của cậu đúng là một trời một vực.”
Cô tiến tới, thẳng tay tát người đó một cái: “Uống tí nước đáı ngựa đã tưởng mình là trời à?”
Xong quay sang, tặng nam chính một cái bạt tai: “Câm lặng nhìn thì chắc anh cũng chẳng sống lâu nổi đâu.”
Mẹ nam chính ném năm trăm vạn xuống trước mặt cô, khinh miệt: “Rời xa con trai tôi đi. Loại phụ nữ như cô không xứng đáng.”
Kỷ Sơ Hoà nhặt tấm séc lên, cười nhạt: “Không xứng với anh ta? Tôi xứng trời, xứng đất, xứng cả thái miếu. Tiền này tôi cầm, coi như phí bồi thường tinh thần vì đã lỡ uổng phí thời gian với anh ta.”
Ánh trăng sáng về nước, dắt theo con trai để gia đình ba người cùng nam chính tạo sức ép. Cậu nhóc nhìn cô, ngây thơ nói: “Dì này xấu quá.”
Cô cười nhạt: “Nhóc còn xấu hơn. Xấu hơn cả trời.”
Ánh trăng sáng trách: “Sao cô có thể chấp với một đứa trẻ?”
Cô thản nhiên đáp: “Cô cũng xấu.” Nam chính định xen vào, nhưng bị cô trở tay tát thêm một cái: “Sao? Tôi không mắng anh thì anh thấy không công bằng à? Đừng lo, ba người các người xấu đều như nhau.”
Kể từ khi vứt bỏ mọi phẩm chất nữ chính, tinh thần Kỷ Sơ Hoà tốt lên rất nhiều. Ai ném bùn vào cô, cô sẵn sàng trả lại gấp đôi.
Ở một diễn biến khác, cậu cả Tạ Lê – người thật sự thừa kế gia sản nhà họ Tạ – được tìm về sau khi sống ở nông thôn nhiều năm. Người cha thiên vị đứa con nuôi, trách móc anh: “Em trai con được nuông chiều từ nhỏ, con nhường nó một chút đi.”
Tạ Lê chẳng buồn để tâm, chỉ thờ ơ đáp: “À, bận dạy cậu ta suốt ngày mà suýt quên dạy ông, lão già.”
Khi tham gia một chương trình tạp kỹ, cậu em nuôi muốn chứng tỏ sự vượt trội, chế nhạo: “Anh tôi quanh năm ở quê, không có kiến thức, mọi người bỏ qua nhé.”
Tạ Lê nhét hai tay vào túi, lạnh lùng: “Cậu nói đúng, con rùa đen nhà cậu chắc rảnh quá, ra đầu thôn hốt cứt đi, đừng có suốt ngày kè kè theo tôi.”
Khách mời phản ứng, chỉ trích: “Dù sao cũng là người một nhà, sao cậu có thể nói vậy?”
Tạ Lê thẳng thừng: “Ai một nhà với cậu ta? Nếu các người không hiểu, tôi khắc lên bia cho các người đọc rõ hơn.”
Một ngày nọ, oan gia ngõ hẹp, Tạ Lê đụng mặt Kỷ Sơ Hoà. Trong nhiệm vụ nằm vùng, anh bị cô gài bẫy. Anh chế giễu: “Không có văn hóa có thể học, xấu có thể phẫu thuật, nhưng không có lương tâm thì hết thuốc chữa.”
Cô thản nhiên móc hai đồng từ túi đưa cho anh: “Ai dám thừa nhận sai lầm sẽ được khen thưởng.”
Tạ Lê im lặng, nhìn cô như thể gặp được đối thủ thật sự.
Bình luận
Bộ này hài điên